Chào Mừng Bạn Đến Với Blog Của Lớp K32a3 Khoa Luật ĐHQG Hà Nội

Để làm cho blog của lớp được phong phú hơn, cũng như cập nhật được đầy đủ thông tin của các thành viên trong lớp, tôi - Yamaham đề nghị mọi người tham gia gửi bài và ảnh của bản thân theo địa chỉ hòm thư của lớp: luatk32a3@gmail.com .Xin lưu ý bài và ảnh sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm

YAMAHAM

Nếu Bạn Không Chú Tâm Vào Học

Nếu Bạn Không Chú Tâm Vào Học
Hậu duệ của bạn sẽ như thế này đây

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2008

tiếp tục về bảy thói quen của người thành đạt

7 habits (2) Paradigm là gì?
Khái niệm căn bản nhất của Seven Habits là khái niệm "paradigms" và "Paradigm Shift".
Từ ngữ paradigm bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, được sử dụng như thuật ngữ khoa học với nghĩa là hình mẫu, lý thuyết, khái niệm, giả thuyết hoặc khung tham chiếu (model, theory, perception, assumption, or frame of reference). Nói đơn giản paradigm là cách chúng ta “nhìn” thế giới, “nhìn” ở đây có nghĩa là hiểu và giải thích chứ không phải cái nhìn đơn thuần.
Nói vậy cũng chưa rõ. Ví dụ khác của paradigms là một tấm bản đồ. Tấm bản đồ là hình vẽ diễn tả và giải thích một vùng đất nào đó. Nhờ có bản đồ mà bạn “nhìn” thấy được vùng đất đó.
Trong cuộc sống hàng ngày bản đồ giúp bạn tìm đường đi rất thuận tiện. Giả sử bản đồ in sai hoặc bạn dùng nhầm bản đồ thì chắc chắn bạn sẽ bị lạc đường. Khi đã lạc đường thì càng đi nhanh bao nhiêu, càng lạc xa bấy nhiêu.
Mỗi người chúng ta có rất nhiều paradigms, trong đó có thể chia ra 2 loại chính: Paradigm về thực tế (ways things are) và Paradigm về lý tưởng (ways things should be).
Điều rất lạ là đa số con người thường ít khi băn khoăn về độ chính xác của những tấm bản đồ mình có. Thậm chí đa số còn không phân biệt được khái niệm paradigm (map) với thực tế (territory). Chúng ta thường dễ dàng giả thiết rằng cái chúng ta “nhìn thấy” chính là thực tế (the way things are), thậm chí là lý tưởng (the way things should be). Ấy thế mà toàn bộ thái độ và hành vi của chúng ta đều bắt nguồn từ những điều chúng ta “nhìn thấy”, bởi vì đó chính là nguồn gốc trực tiếp của tư duy và hành động. Để hiểu luận điểm này, chúng ta có thể nhìn vào bức tranh mà mới đăng gần đây trong mục đố vui của một diễn đàn nổi tiếng. Bức tranh này đã được sử dụng làm trắc nghiệm tâm lý ở trường Havard cũng như ở trung tâm đào tạo của Covey từ lâu. Một số người nhìn thấy một cô gái trẻ xinh đẹp, một số người nhìn thấy một bà già có cái mũi to tướng, đó là vì paradigm của họ khác nhau. Bức tranh được dùng để minh họa sức mạnh của paradigm. Hai người có thể khác nhau và cả hai đều không sai, vấn đề là paradigm của họ khác nhau. Bức tranh trên cũng minh họa khái niệm “Paradigm Shift”, thay đổi Paradigm. Paradigm Shift khi bạn nhìn bức tranh này thật đơn giản, nhưng thay đổi đại đa số Paradigms bạn có là quá trình phức tạp và thường đòi hỏi sự kiên nhẫn cũng như lòng dũng cảm. Cả hai trường phái Character Ethic và Personality Ethic đều là những ví dụ của social paradigms, những tấm bản đồ hướng dẫn hành vi của bạn. Nếu bạn đã chọn sai tấm bản đồ thì dù bạn cố gắng đến bao nhiêu hạnh phúc vẫn cứ xa vời.

Không có nhận xét nào: