Chào Mừng Bạn Đến Với Blog Của Lớp K32a3 Khoa Luật ĐHQG Hà Nội

Để làm cho blog của lớp được phong phú hơn, cũng như cập nhật được đầy đủ thông tin của các thành viên trong lớp, tôi - Yamaham đề nghị mọi người tham gia gửi bài và ảnh của bản thân theo địa chỉ hòm thư của lớp: luatk32a3@gmail.com .Xin lưu ý bài và ảnh sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm

YAMAHAM

Nếu Bạn Không Chú Tâm Vào Học

Nếu Bạn Không Chú Tâm Vào Học
Hậu duệ của bạn sẽ như thế này đây

Thứ Ba, 1 tháng 7, 2008

7 thói quen của người thành đạt!

Từ ngày hôm nay sẽ đăng tải mỗi ngày một phần hoặc các mẩu truyện vui khác nhau về cuộc sống!
Tiết mục được tài trợ bởi xã hội thâm của lớp! Mr Kính dâm! ^^
sau đây là phần 1 của câu truyện 7 thói quen của người thành đạt

Tài khoản tình cảm
Chúng ta ai cũng biết một tài khoản ở ngân hàng là gì. Chúng ta gửi tiền vào đó và tích luỹ một quỹ tiết kiệm để có thể rút ra khi cần. Tài khoản tình cảm là một ẩn dụ để mô tả lượng tin cậy mà chúng ta tích lũy trong một mối quan hệ nào đó. Đó là cảm giác an toàn chúng ta có đối với một người khác. Nếu tôi gửi một tài khoản tình cảm nơi bạn qua tính lịch sự, tử tế, thành thật và trung thực với bạn, tôi đã tích lũy một quỹ tiết kiệm nơi bạn. Bạn sẽ ngày càng tin cậy tôi hơn và tôi có thể nhờ đến lòng tin cậy đó khi tôi cần. Cả khi tôi có lầm lỗi thì mức độ tin cậy và tài khoản tình cảm của tôi sẽ bù đắp vào chỗ đó. Cả khi tôi không phát biểu rõ ràng, bạn vẫn ngầm hiểu rằng tôi không cố ý làm thương tổn bạn. Khi tài khoản tín nhiệm lên cao, sự giao lưu sẽ tự nhiên, dễ dàng và hiệu quả. Nhưng nếu tôi có thói quen cư xử thô lỗ, thiếu kính trọng, nóng giận hay khinh thường bạn, phản bội lòng tin cậy nơi bạn thì tài khoản tình cảm của tôi sẽ thâm hụt. Mức độ tin cậy của bạn đối với tôi sẽ xuống thấp. Lúc đó tôi có thể làm gì được không? Không làm gì được cả. Trong giao tiếp với bạn tôi như đi trên một bãi mìn. Tôi phải hết sức thận trọng. Tôi phải đắn đo cân nhắc từng lời. Quan hệ giữa bạn và tôi giống như trong một cuộc chiến tranh lạnh. Thế mà nhiều tổ chức, gia đình, nhiều cuộc hôn nhân đã rơi vào tình trạng đó. Thế nhưng việc tích lũy những tài khoản tình cảm không thể làm một sớm một chiều. Việc xây dựng và sửa chữa những mối quan hệ con người là một cuộc đầu tư lâu dài. Trương mục chính Chúng ta có thể kể đến cac trương mục chính để xây dựng một tài khoản tình cảm. Hiểu Người Cố gắng tìm hiểu người khác có lẽ là một trong nhũng trương mục quan trọng nhất và là nền tảng cho những trương mục khác. Bạn phải biết bản thân người kia thế nào thì bạn mới có thể quyết định gởi gắm điều gì nơi họ. Bạn phải chạm được tới những mối quan tâm và nhu cầu thâm sâu của người ấy. Một điều quan trọng đối với người này có thể lại là vụn vặt đối với người khác. Để bạn có thể gửi gắm vào trương mục tình cảm nơi một người, bạn phải coi điều gì người ấy cho là quan trọng thì cũng là quan trọng đối với bạn. Ví dụ, bạn đang phải tập trung vào một dự án đối với bạn là quan trọng thì đứa con sáu tuổi của bạn đến quấy rầy bạn bằng một điều gì đó mà bạn cho là vô nghĩa lý nhưng đối với nó lại là quan trọng. Bạn phải nhìn nhận ra giá trị của con bạn và dành ưu tiên cho nó. Bằng cách nhìn nhận giá trị mà nó biểu lộ, bạn chứng tỏ bạn hiểu con bạn và đó là một cách hiệu quả để tích luỹ một tài khoản tình cảm lớn. Một người bạn tôi có một cậu con trai rất say mê bóng chảy. Ông bố thì chẳng thấy hứng thú gì trong môn này. Nhưng một kì nghỉ hè, ông đã đưa con ông đi coi mọi trận đấu bóng chày quan trọng của giải. Ông đã phải bỏ ra sáu tuần lễ và một khoản tiền lớn cho việc này nhưng đó là một kinh nghiệm gắn bó hai cha con rất mãnh liệt. Sau khi kết thúc giải, người ta hỏi bạn tôi:"Ông thích bóng chày thế cơ à?" "Không đâu", ông đáp, " nhưng tôi thích con tôi vui như thế". Để ý tới các điều nho nhỏ Những cử chỉ lịch sự, tử tế nho nhỏ cũng rất quan trọng. Những hành vi vô ý tứ, thiếu tế nhị, những cử chỉ thiếu kính trọng nho nhỏ có thể làm người khác tránh xa ta. Trong các mối quan hệ, chuyện nhỏ là chuyện lớn đấy. Bản chất con người trong tâm hồn rất dịu dàng, tế nhị. Tuổi tác haykinh nghiệm không ảnh hưởng nhiều tới điều này. Trong tâm hồn, ngay cả người bề ngoài có vẻ thô lỗ và cứng cỏi nhất cũng có những quả tim dễ rung cảm và dễ bị tổn thương. Giữ lời hứa Giữ lời hứa là một tài khoản tình cảm quan trọng nhất, thất hứa là một căn cớ dễ gây sự xa lánh. Thực vậy, không có gì dễ làm người khác xa lánh hơn khi ta hứa mà không giữ lời. Lần tới khi ta hứa người ta sẽ không tin ta nữa. Người ta thường có nhiều mong đợi ở những lời hứa đặc biệt những lời hứa liên quan đến đời sống. Đặc biệt trong vai trò làm cha mẹ, ta nên giữ quy luật tôn trọng lời hứa. Để làm điều này, không nên hứa quá nhiều và phải đắn đo những điều kiện có thể giúp ta giữ lời hứa của mình. Nếu chúng ta vun trồng thói quenn giữ lời hứa của mình, chúng ta sẽ xây dựng đươcj sự tin cậy đối với con cái. Sau này, khi con bạn muốn làm một điều gì mà bạn không muốn và bạn nhìn thấy trước hậu quả mà con bạn không thấy, bạn có thể nói với nó: "Con ơi, nếu con làm điều này, hậu quả chắc chắn sẽ là thế đó". Nếu con bạn đã quen tin lời của bạn, nó sẽ hành động theo lời khuyên của bạn. Biết thành thật xin lỗi Khi có lỗi, chúng ta cần biết xin lỗi, và xin lỗi một cách chân thành. Ta sẽ tạo được những tình cảm lớn với những lời xin lỗi chân thành như sau: "Tôi sai rồi" "Tôi không tử tế chút nào" "Tôi vô ý quá. Tôi rất lấy làm tiếc" "Tôi thiếu kính trọng bạn" "Tôi đã làm bạn bối rối trước mặt đám đông mà lẽ ra tôi không được làm thế, tôi thành thật xin lỗi bạn." Cần phải có cá tính mạnh để biết xin lỗi mau chóng và chân thành từ đáy tâm hồn mình chứ không chỉ do lòng thương hại bề ngoài. Người không có sự tự tin thì không thể làm điều này. Họ sẽ cảm thấy thế là nhục nhã, yếu hèn và họ sợ người khác sẽ lợi dụng lợi thế của mình để bắt nạt họ. Người đông phương có câu: " Nếu bạn định cúi đầu, hãy cúi sâu xuống" Muốn là một tài khoản tình cảm, lời xin lỗi phải chân thành. Và phải làm cho người khác nhận ra sự chân thành ấy.
(1) Hai trường phái của đạo đức học
Personality and Character Ethics
Bắt đầu từ những bức xúc trong cuộc sống của bản thân, Covey đã nghiên cứu hầu hết sách viết về những yếu tố cần thiết để trở thành con người thành đạt được xuất bản tại Hoa Kỳ từ năm 1776. Qua hàng trăm cuốn sách, bài báo và bài luận, Covey đã rút ra được một điều thú vị là các sách viết về thành đạt ở Mỹ từ khoảng năm 1940 đến năm 1990 đều thuộc về cùng một trường phái đạo đức học gọi là Personality Ethics. Từ ngữ này có thể tạm dịch là Đạo đức học Nhân cách. Tuy nhiên từ ngữ Nhân cách không nói lên nhiều và thuật ngữ này cần phải được làm rõ. Personality Ethics dạy người ta thành đạt bằng cách sử dụng những kỹ xảo (techniques) trong giao tiếp với người khác để tạo nên một diện mạo đẹp (personality) nhờ đó lấy được thiện cảm, dẫn dụ người khác làm theo ý mình. Covey nhận xét rằng trường phái Personality Ethics chỉ dạy người ta dùng những giải pháp tình thế (quick fixes) kiểu bông băng và aspirin, và vì thế không thể đem lại hạnh phúc cho con người. Trường phái thứ hai là trường phái Character Ethics (có thể tạm dịch là Đạo đức học Cá tính), phổ biến hàng trăm năm trước 1940. Character Ethics dạy rằng cuộc sống có những quy luật căn bản (basic principles). Con người muốn có thành công thực sự và hạnh phúc bền vững phải học cách áp dụng những quy luật đó vào cuộc sống của mình, sửa đổi Cá tính và thói quen của mình cho phù hợp với quy luật. Việc trường phái Personality Ethics lấn át Character Ethics sau Thế chiến thứ I có thể nói là một điều không may cho nhân loại bởi vì Personality Ethics tạo nên thành đạt giả tạo cho những người áp dụng nó và tạo nên một xã hội ngày càng nhiều những kẻ đạo đức giả. Những người sống theo Personality Ethics sử dụng những kỹ năng, kỹ xảo trong giao tiếp, nhiều khi giả vờ tôn trọng, nịnh người ta, giả vờ có cùng sở thích với người ta để lấy lòng, khi lấy lòng được thì sẽ lợi dụng người ta. Nhiều người trong số đó đã biết kết hợp kỹ xảo với Possitive Mental Attitude (thái độ tinh thần tích cực – PMA) và tạo được bộ mặt đẹp đẽ của một người thành đạt với xã hội bên ngoài, nhưng sự thành đạt theo kiểu này không bền vững bởi vì chính bên trong những thành đạt giả tạo là khát vọng của con người muốn được sống thật với chính mình. Hãy nhìn xung quanh mình, bạn sẽ nhận ra đại diện của trường phái Personality Ethics ở khắp mọi nơi. Và cuốn sách của Stephen Covey ra đời vào năm 1990 nhằm một mục đích giản dị: Đưa Character Ethics trở lại với loài người. Primary and Secondary Greatness Trong khi phê phán trường phái Personality Ethics, Covey vẫn khẳng định rằng những yếu tố của personality ethics—kỹ năng giao tiếp, chiến lược tác động là quan trọng, nhưng ông cho rằng cần phải xác định vai trò của những yếu tố đó là vai trò thứ yếu (secondary), chính Character mới giữ vai trò chính yếu (primary). Thành đạt dựa trên luật nhân quả, gieo gì gặt nấy, không có lối tắt. Nếu tôi cố gắng sử dụng những thủ thuật để dẫn dụ người khác làm những gì tôi muốn, lao động tốt hơn, yêu mến tôi hơn, vv.. trong khi tôi thật sự chẳng tôn trọng yêu mến, tôn trọng gì những người sống quanh tôi, thì về lâu về dài tôi vẫn cứ là kẻ thất bại. Quan hệ dựa trên lòng tin (trust), lòng tin không thể xây dựng trên những thủ thuật giả tạo. Áp dụng Personality Ethics thiếu Character Ethics tất yếu sẽ dẫn đến khủng hoảng trong cuộc đời. Tất cả chúng ta đều có những người bạn mà chúng ta tin tưởng tuyệt đối, mặc kệ họ có biết khéo léo sử dụng các kỹ năng giao tiếp hay không. Tại sao vậy? Bởi vì chúng ta biết cá tính của họ, chứ không chỉ biết nhân cách của họ. William George Jordan đã từng nói: "Into the hands of every individual is given a marvelous power for good or evil -- the silent unconscious, unseen influence of his life. This is simply the constant radiation of what man really is, not what he pretends to be."

Không có nhận xét nào: