Chào Mừng Bạn Đến Với Blog Của Lớp K32a3 Khoa Luật ĐHQG Hà Nội

Để làm cho blog của lớp được phong phú hơn, cũng như cập nhật được đầy đủ thông tin của các thành viên trong lớp, tôi - Yamaham đề nghị mọi người tham gia gửi bài và ảnh của bản thân theo địa chỉ hòm thư của lớp: luatk32a3@gmail.com .Xin lưu ý bài và ảnh sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm

YAMAHAM

Nếu Bạn Không Chú Tâm Vào Học

Nếu Bạn Không Chú Tâm Vào Học
Hậu duệ của bạn sẽ như thế này đây

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2009

luat to tung dan su

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

1. Khái niệm Luật tố tụng dân sự Việt Nam

Theo Điều 9 Bộ luật dân sự (BLDS), tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ; khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận quyền dân sự của mình; buộc chấm dứt hành vi vi phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hạị.

Theo Điều 1 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, các Toà án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiệm vụ xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật để bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.

Do vậy, khi có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm thì cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác theo thủ tục do pháp luật quy định có quyền yêu cầu Toà án bảo vệ. Nhận được yêu cầu bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể theo quy định của pháp luật Toà án phải xem xét giải quyết kịp thời để bảo vệ bảo vệ quyền dân sự của họ.

Phân loại vụ việc dân sự

Các vụ việc được Toà án giải quyết, phát sinh từ các quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động được gọi là vụ việc dân sự. Trong đó, đối với những vụ việc có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên thì được gọi là vụ án dân sự; đối với những vụ việc không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên, đương sự chỉ yêu cầu Toà án xác định một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác hay yêu cầu Toà án công nhận cho mình quyền dân sự thì được gọi là việc dân sự.

Để giải quyết được vụ việc dân sự, Toà án phải triệu tập các đương sự - các bên của vụ việc dân sự đến yêu cầu họ trình bày yêu cầu của mình, cung cấp chứng cứ, tài liệu chứng minh cho yêu cầu đó; triệu tập người làm chứng đến trình bày về những vấn đề của vụ việc mà họ đã chứng kiến sự. Ngoài ra, trong một số trường hợp Toà án còn phải triệu tập cả những người có kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn hoặc những người khác đến yêu cầu họ cho ý kiến về những vấn đề của vụ việc dân sự. Từ đó, việc giải quyết vụ việc dân sự làm phát sinh các quan hệ khác giữa các cơ quan tiến hành tố tụng (Toà án, Viện kiểm sát) với những người tham gia tố tụng; giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với nhau và giữa những người tham gia tố tụng với nhau. Để bảo đảm việc giải quyết nhanh chóng và đúng đắn vụ việc dân sự, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể Nhà nước phải đặt ra các quy phạm pháp luật quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia các quan hệ phát sinh trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Trong khoa học pháp lý, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự được gọi là “tố tụng dân sự” và tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự thành một ngành luật được gọi là luật tố tụng dân sự.

Như vậy, luật tố tụng dân sự Việt Nam là ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và ng­ười tham gia tố tụng phát sinh trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự nhanh chóng, đúng đắn, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức và lợi ích của Nhà nước.

Hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về tố tụng dân sự. ý kiến thứ nhất cho rằng thi hành án dân sự cũng là một giai đoạn của tố tụng dân sự. Ý kiến khác lại cho rằng thi hành án là hoạt động hành chính - tư pháp vì thi hành án dân sự là hoạt động mang tính chất chấp hành nhưng là chấp hành quyết định của Toà án - quyết định của Cơ quan tư pháp. Tuy nhiên, số đông các luật gia cho rằng thi hành án dân sự là một bộ phận của tố tụng dân sự do nó chịu sự chi phối bởi những nguyên tắc tố tụng dân sự

2. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật Tố tụng dân sự Việt Nam

2.1. Đối tượng điều chỉnh của Luật Tố tụng Dân sự Việt Nam

Như vậy, đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự Việt Nam là các quan hệ giữa Toà án, Viện kiểm sát, những người tham gia tố tụng và cơ quan thi hành án phát sinh trong tố tụng dân sự.

Căn cứ vào mục đích tham gia tố tụng của các chủ thể có thể chia các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự thành các loại:

- Các quan hệ giữa Tòa án, Viện kiểm sát với đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;

- Các quan hệ giữa Tòa án, Viện kiểm sát với người làm chứng, người giám định, người phiên dịch;

- Các quan hệ giữa Tòa án, Viện kiểm sát và cơ quan thi hành án với nhau.

Trong mỗi loại quan hệ, yêu cầu đối với các chủ thể có thể khác nhau. Việc xác định, quy định và thực hiện đúng các quyền, nghĩa vụ tố tụng của các chủ thể có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng, đúng đắn.

2.2. Phương pháp điều chỉnh của Luật tố tụng dân sự Việt Nam

Phương pháp điều chỉnh của một ngành luật phụ thuộc rất lớn vào tính chất của các nhóm quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó. Xuất phát từ tính chất các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự chủ yếu là các quan hệ giữa Toà án, Viện kiểm sát với những người tham gia tố tụng nên luật tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ này bằng hai phương pháp bảo đảm mệnh lệnh – phục tùng và bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự.

Không có nhận xét nào: